Thủ tục đăng ký kinh doanh Spa, Thẩm mỹ viện mới nhất 2023

Xin cấp giấy phép kinh doanh spa khác so với đăng ký kinh doanh Thẩm mỹ viện và kinh doanh thông thường. Vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cách đăng ký giấy phép kinh doanh Spa, Thẩm mỹ viện? Điều kiện để thành lập Spa, Thẩm mỹ viện là gì? Thành lập Spa, Thẩm mỹ viện cần giấy phép gì? Muốn mở Spa, Thẩm mỹ viện cần những chứng chỉ gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.

Thẩm mỹ viện và Spa có gì khác biệt? 

Nói về Spa và Thẩm mỹ viện hẳn là chúng ta sẽ nghĩ đến đây đều là những nơi có các dịch vụ thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác nhau về phương pháp làm đẹp. Thẩm mỹ viện có thể thực hiện các dịch vụ xâm lấn, thay đổi ngoại hình. Còn với Spa chỉ là các phương pháp làm đẹp ngoài da không thực hiện việc chỉnh sửa ngoại hình. Không những vậy, Thẩm mỹ viện là nơi làm đẹp tác động chuyên sâu, sử dụng công nghệ hiện đại tác động vào sâu bên trong. Chính vì những đặc điểm trên nên việc mở Thẩm mỹ viện phức tạp hơn nhiều so với Spa.

Điều kiện và hồ sơ đăng ký kinh doanh Spa

Điều kiện thành lập Spa

Căn cứ vào điều 11, Nghị định 155/2018/NĐ-CP, Spa là cơ sở dịch vụ thẩm mỹ đáp ứng đủ các quy định của cơ sở y tế tại nghị định này như: 

Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Cơ sở vật chất:

  • Có địa điểm cố định;
  • Bảo đảm các điều kiện vệ sinh.

Thiết bị:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Nhân sự:

  • Người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.

Hiện nay phương pháp làm đẹp Mesotherapy ( phương pháp tiêm Meso vi điểm) đang hot bởi đây là phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả nhanh. Tiêm giúp dưỡng chất đi vào sâu và nhanh, hiệu quả gấp nhiều lần so với phi kim và bôi dưỡng chất. Mesotherapy chuẩn Y khoa của Dr. HEDISON giúp da căng bóng, tăng cường độ ẩm, giảm nếp nhăn, làm da trẻ trung hơn. Đặc biệt ưu điểm của Mesotherapy  Dr.HEDISON đối với các chủ Spa, Thẩm mỹ viện như là: 

  • Giá cost hợp lý
  • Không đau buốt khi sử dụng
  • Tỉ lệ biến chứng thấp
  • Nhanh tan và an toàn
  • Công nghệ kết hợp công nghệ, hiệu quả tác động đa tầng, ngay lập tức cho khách hàng.

Tuy nhiên để được tiêm Mesotherapy  thì các chủ Spa cần phải có chứng chỉ tiêm và các điều kiện đảm bảo an toàn. Vậy làm sao để các chủ Spa, Thẩm mỹ viện vừa có kỹ thuật an toàn chuẩn y khoa, vừa được hỗ trợ có chứng chỉ tiêm?

Dr. HEDISON không chỉ là đơn vị cung cấp các sản phẩm chuyên dùng cho các Spa, Thẩm mỹ viện và bệnh viện da liễu mà còn là đối tác chiến lược của các cơ sở đào tạo uy tín và các cơ sở dạy nghề hợp pháp như Trường Cao đẳng Y – Dược Cộng đồng, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội,… Công ty sẽ hỗ trợ trong việc liên kết đào tạo chứng chỉ tiêm truyền. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực làm đẹp tại Việt Nam và Hàn Quốc cùng với các bác sĩ Dr. HEDISON sẽ giảng dạy, đào tạo về kỹ thuật tiêm Meso chuẩn y khoa an toàn, hiệu quả, tối ưu.  Liên hệ với chúng tôi hoặc để lại thông tin để được tư vấn và hỗ trợ.

Hồ sơ thành lập Spa

Spa thuộc loại hình cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại điểm a, b và c khoản này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều kiện và hồ sơ thành lập Thẩm mỹ viện

Điều kiện thành lập thẩm mỹ viện

Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (K5Đ11,Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

Căn cứ vào khoản 5 điều 11 thì những cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thuộc những loại hình phòng khám chuyên khoa. Chính vì vậy, để được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện, nhà kinh doanh phải cung cấp đủ các giấy tờ và đáp ứng đủ các điều kiện như: 

Cơ sở vật chất:

  • Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
  • Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

Trang thiết bị y tế:

  • Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
  • Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;
  • Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

 Nhân lực:

  • Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;….

Thủ tục đăng ký kinh doanh Spa, Thẩm mỹ viện mới nhất

Hồ sơ thành lập thẩm mỹ viện

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của phòng khám;
  • Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ